Thông kê truy cập
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - ĐÔ THỊ
Sáng ngày 5/12, tại kỳ họp thứ Bảy HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV, 97/97 đại biểu có mặt đã bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết của HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài môt số đường, phố và công trình công công trên địa bàn TP Hà Nội năm 2018, trong đó, HĐND TP quyết nghị đặt tên 1 công trình công cộng là Công viên Thanh Xuân (quận Thanh Xuân).
Sáng ngày 5/12, tại kỳ họp thứ Bảy HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV, 97/97 đại biểu có mặt đã bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết của HĐND TP về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài môt số đường, phố và công trình công công trên địa bàn TP Hà Nội năm 2018, trong đó, HĐND TP quyết nghị đặt tên 1 công trình công cộng là Công viên Thanh Xuân (quận Thanh Xuân).
Việc đặt tên cho Công viên Thanh Xuân dành cho khu vực đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và phường Trung Hòa, quận cầu Giấy. Phía Tây Bắc giáp phố Hoàng Ngân và phố Trần Duy Hưng; phía Đông Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám; phía Tây Nam giáp đường Khuất Duy Tiến và đường Vành đai 3 trên cao; phía Đông Nam giáp đường Lê Văn Lương. Tổng diện tích là 132.356m2.
Công viên Thanh Xuân với tên cũ là Công viên hồ điều hòa Nhân Chính đã chính thức mở cửa từ tháng 9/2018, được kỳ vọng đáp ứng một phần nhu cầu của người dân về một không gian xanh rộng lớn, giảm tải áp lực của nội đô. Công viên rộng 132.352m2 gồm: Phần diện tích mặt nước là 8ha, giúp điều hòa không khí khu vực, tạo môi trường trong lành, tươi mát; phần diện tích hơn 5ha dành toàn bộ cho hệ thống vườn hoa, cây xanh đa dạng, được thiết kế và quy hoạch hợp lý tạo cảnh quan sinh động đẹp mắt. Toàn bộ hệ thống cây xanh từ thảm cỏ, cây cảnh đến các cây thân gỗ, cây đô thị đã được trồng đồng bộ. Cùng đó, hệ thống đường dạo uốn lượn quanh hồ nước, quảng trường, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe được bố trí hài hòa, đồng bộ với cảnh quan công viên.
Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ điều hòa Nhân Chính do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 5/2016. Tổng mức đầu tư gần 299 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách quận. Từ ngày 10/9, công viên mở cửa phục vụ Nhân dân miễn phí, buổi sáng từ 6 - 9 giờ, buổi chiều từ 17 - 20 giờ.
Việc xây dựng, đưa Công viên hồ điều hòa Nhân Chính vào sử dụng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo cảnh quan môi trường đô thị mà còn mang đến cho người dân và khách tham quan một không gian lý tưởng để nghỉ ngơi, vui chơi, kết hợp các hoạt động thể thao. Công viên cũng thiết lập trục không gian cảnh quan hiện đại trên các tuyến đường Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân, một phần đất nằm trong khuôn viên Công viên được TP giao Công ty TNHH Dịch vụ Phát triển thương mại Phúc Lợi thực hiện xây dựng bãi đỗ xe 5 tầng hầm kết hợp thương mại dịch vụ. Khi bãi đỗ xe hoàn thành, sẽ kết nối, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, theo quy hoạch và thiết kế được duyệt, mặt tiếp giáp tuyến đường Khuất Duy Tiến sẽ xây dựng tuyến cống ngầm, cống hóa mương Hòa Mục. Tuy nhiên do một số vướng mắc trong công tác GPMB dự án đường Vành đai 3 từ năm 2006 nên việc thi công cống hóa mương tạm thời chưa triển khai. Hiện UBND TP đang tập trung xử lý, ngay khi có kết luận chính thức, UBND quận sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện ngay công tác thu hồi đất theo đúng quy định để Ban Quản lý dự án tiếp tục triển khai dự án. Sau khi hoàn thành thi công cống hóa mương Hòa Mục đoạn qua công viên; cải tạo vỉa hè đường Hoàng Minh Giám đoạn tiếp giáp công viên và xây dựng, cải tạo tuyến đường quy hoạch phía Tây Bắc (đường Hoàng Ngân kéo dài), công viên sẽ trở nên khang trang, đồng bộ kiến trúc cảnh quan.
Ban biên tập