Truy cập nội dung luôn
TỔNG QUAN
TIN TỨC - SỰ KIỆN











THÔNG BÁO THÔNG BÁO

Không có smartphone, người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào?
Ngày đăng 09/03/2023 | 10:47  | Lượt xem: 364

Qua ứng dụng VNeID cài đặt trên điện thoại thông minh, công dân có thể kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Nhưng nếu không có điện thoại thông minh hoặc không tải được ứng dụng trên điện thoại, công dân có thể kích hoạt tài khoản định danh như thế nào?

Với việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, hiện tại đa số công dân đã có thể kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử khi có điện thoại thông minh thông qua ứng dụng định danh điện tử VNeID của Bộ Công an.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều người dân vẫn còn sử dụng điện thoại di động thông thường (không phải điện thoại thông minh) hoặc điện thoại thông minh nhưng phiên bản phần mềm không đáp ứng yêu cầu tối thiểu để cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID.

Vậy để kích hoạt tài khoản định danh điện tử, công dân phải làm như thế nào?

Bước 1: Công dân sử dụng máy vi tính có kết nối mạng internet truy cập vào trang https://vneid.gov.vn

 

 

 

 

Không có smartphone, người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào? ảnh 1

Bước 2: Chọn mục "Kích hoạt tài khoản" và điền thông tin số định danh cá nhân và số điện thoại đã đăng ký tài khoản định danh điện tử, sau đó chọn "Gửi yêu cầu".

 

Không có smartphone, người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào? ảnh 2

Bước 3: Nhập mã OTP mà VNeID đã gửi về số điện thoại đã đăng ký.

Không có smartphone, người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào? ảnh 3

(Lưu ý: Nếu tài khoản đã kích hoạt thì trang sẽ thông báo "Tài khoản của bạn đã thực hiện kích hoạt" . Khi đó công dân chỉ cần vào và thực hiện chức năng "Đăng nhập")

Không có smartphone, người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử như thế nào? ảnh 4

Bước 4: Sau khi mã OTP được xác thực đúng thì sẽ đến bước thiết lập mật khẩu, mã passcode và câu hỏi bảo mật, trong đó:

- Mật khẩu được yêu cầu với 8 đến 20 ký tự (bao gồm chữ số, chữ viết hoa, chữ viết thường, ký tự đặc biệt).

- Mã passcode là một loại mã bảo mật, được sử dụng để xác thực khi bạn sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng VNeID. Mã passcode được quy định gồm 6 ký tự số từ 0 đến 9.

- Câu hỏi bảo mật được sử dụng trong một số trường hợp để xác minh danh tính của bạn. Bạn hãy chọn lần lượt từng câu hỏi và điền câu trả lời, đồng thời ghi nhớ câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi để có thể sử dụng trong các trường hợp cần thiết theo yêu cầu bảo mật của ứng dụng. Thông báo xuất hiện khi bạn kích hoạt thiết bị thành công.

Bước 5: Công dân chọn chức năng "Đăng nhập" sau đó điền thông tin số định danh cá nhân và mật khẩu đã thiết lập để sử dụng tài khoản định danh điện tử trên nền tảng web.Mọi thắc mắc, công dân vui lòng liên hệ hoặc trực tiếp đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhất.

Bị phạt tiền nếu dùng song song Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân?
Ngày đăng 09/03/2023 | 10:42  | Lượt xem: 349

Hiện còn không ít người tuy đã đổi sang Căn cước công dân gắn chíp nhưng vẫn cố tình giữ Chứng minh nhân dân để sử dụng song song. Vậy theo quy định hiện hành, hành vi này có bị phạt?

Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân (CMND), Thẻ căn cước công dân (CCCD) đang sử dụng khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD hoặc đổi thẻ CCCD.

Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định Thu hồi CMND, CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Như vậy, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi CMND. Khi đó, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng. Đồng nghĩa với việc pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận duy nhất một loại giấy tờ tùy thân với mỗi người ở mỗi thời điểm, hoặc là CMND hoặc là CCCD.

Cá nhân nếu đã được cấp CCCD nhưng vẫn cố tình sử dụng CMND cũ khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính, người dùng có thể bị phạt hành chính vì lỗi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021, mức phạt đối với vi phạm này là từ 300-500.000 đồng. Ngoài ra, việc sử dụng song song Chứng minh thư và Căn cước công dân có thể gặp nhiều rủi ro pháp lý đặc biệt là khi dùng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính.

Mặt khác, khi thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh, người có hộ chiếu ghi số CMND cũ rất có thể bị cán bộ hải quan các nước làm khó do thông tin trên CCCD và hộ chiếu không khớp nhau. Hoặc khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân còn hạn.

Trong khi đó, thủ tục sửa đổi thông tin trên hộ chiếu khá đơn giản, người dân chỉ cần có hộ chiếu và CCCD mới là có thể làm được. Hơn nữa, khi đổi CMND sang CCCD, người dân cần cập ngay nhật số CCCD mới với ngân hàng.

Đồng thời, khi được cấp CCCD, người đóng các loại bảo hiểm xã hội cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin để cơ quan bảo hiểm cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu; thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; cập nhật thông tin sổ đỏ.

Để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này, khi đã làm CCCD mới, người dân chỉ nên dùng duy nhất thẻ CCCD này trong tất cả các giao dịch, thủ tục. Thẻ CCCD gắn chíp mới đã tích hợp tất cả thông tin về nhân thân cũng như số CMND cũ nên cá nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Công dân có thể cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân qua dịch vụ công trực tuyến
Ngày đăng 09/03/2023 | 10:36  | Lượt xem: 353

Trong hàng loạt thủ tục hành chính được triển khai qua dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể thực hiện các bước cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân.

 

Công dân có thể cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân qua dịch vụ công trực tuyến ảnh 1

Chi tiết hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục đăng ký cấp, đổi, cấp lại CCCD

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký cấp, đổi, cấp lại CCCD được thực hiện như sau:

- Bước 1: Công dân truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an gõ tìm kiếm nội dung muốn thực hiện bao gồm cấp, đổi, cấp lại CCCD.

Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do.

Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.

- Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.

- Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.

- Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.

- Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an).

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

- Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.

Khẩn trương Triển khai và ứng dụng phầm mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” và “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” trong Đảng bộ quận Thanh Xuân
Ngày đăng 27/02/2023 | 15:51  | Lượt xem: 376

 

 

Thực hiện Kế hoạch số 121/KH/TU ngày 22/12/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 123-KH/QU, ngày 15/02/2023 của Ban Thường vụ Quận ủy về triển khai và ứng dụng 02 phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”“Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” tới các cấp ủy cơ sở và cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ quận; Đồng thời tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận ủ tới các cấp ủy cơ sở và cán bộ chủ chốt vào ngày 21/02/2023 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” triển khai trong toàn Đảng bộ Quận, được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động và các trình duyệt trên các web thông dụng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương, Thành phố và Quận; là kênh thông tin chính thống, quan trọng của Đảng bộ Quận để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của Quận, của Thành phố; tổng hợp, cung cấp tin tức từ các kênh thông tin của Đảng, Nhà nước tới đông đảo đảng viên, quần chúng Nhân dân. Đồng thời, là công cụ quan trọng để nắm bắt, quản lý chặt chẽ hoạt động của đảng viên.

Phần mềm được triển khai đến các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ quận với các nội dung chính (1) Thông tin, văn kiện, tài liệu đảng; tuyên truyền của Đảng bộ Thành phố, quảng bá hình ảnh của Thủ đô và Quận; (2) Theo dõi tin tức Trung ương, thành phố, quận; (3) Học tập Nghị quyết; (4) Văn kiện, tài liệu Đảng; (5)Theo dõi bản tin nội bộ; (6) Hỗ trợ và quản lý sinh hoạt chi bộ; (7) Hỗ trợ lập lịch công tác; (8) Quản lý thông tin, tài liệu cá nhân: các thông tin công khai của đảng viên (theo thẻ đảng viên), theo dõi nhiệm vụ cá nhân; (9) Quản lý điều hành của cấp ủy, chi bộ; (10) Liên kết, đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu đảng viên của Đảng bộ thành phố, hướng tới liên kết với các hệ cơ sở dữ liệu mở của Chính phủ, các bộ, ngành...

Tiến độ triển khai, tập huấn tại quận hoàn thành trong tháng 02/2023; Công tác cài đặt, đưa phần mềm vào sử dụng được thực hiện tại nơi sinh hoạt của Chi bộ/tổ đảng vào cuộc họp chi bộ đầu tháng. Đồng chí thư chi bộ chủ trì triển khai. Tổ công tác kỹ thuật (do Đảng ủy cơ sở phân công), gồm: Chi đoàn thanh niên, đồng chí công an khu vực, đồng chí cán bộ, công chức phường được cử tham gia sinh hoạt tại chi bộ, đảng viên trẻ tại chi bộ… trực tiếp hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng ngay tại cuộc họp chi bộ đối với từng đảng viên đủ điều kiện có mặt tại chi bộ. Các đồng chí đảng viên vắng mặt, căn cứ vào tình hình thực tiễn, cấp ủy chi bộ cùng Tổ công tác kỹ thuật cài đặt, hướng dẫn sử dụng đến từng đảng viên với các hình thức phù hợp, hoàn thành trước ngày 20/3/2023; triển khai cài đặt phần mềm, lập kênh thông tin trên các trang mạng xã hội (Zalo, facebook...) phục vụ việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng trong tháng 04/2023.

Phần mềm “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên” phần mềm chuyên biệt được thực hiện trong mạng diện rộng của Đảng (Lotus Notes) nhằm từng bước xây dựng môi trường làm việc trong công tác xây dựng Đảng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ chính trị, quản lý, điều hành của các cấp ủy đảng từ quận tới cơ sở, phối hợp với phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” triển khai các nhiệm vụ, thông tin tới chi bộ và đến từng đảng viên trong Đảng bộ Quận; ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành, triển khai nhiệm vụ của Quận ủy và cấp ủy cơ sở; thực hiện cải cách hành chính, giảm thiểu giấy tờ, giảm thời gian đi lại giữa các đơn vị; là kênh thông tin, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống; hướng tới thực hiện số hóa các tài liệu, hồ sơ của đảng viên với độ an toàn bảo mật cao nhất.

Phần mềm được triển khai trên mạng diện rộng của Đảng đến các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ quận. Các nội dung ứng dụng chính của phầm mềm gồm: (1) Thực hiện các nghiệp vụ, quy trình thủ tục về tổ chức đảng, đảng viên trên môi trường mạng nội bộ hướng tới việc hạn chế tối đa sử dụng các hồ bản giấy, sử dụng thống nhất trong toàn Đảng bộ quận; (2) Quản lý cơ cấu tổ chức đảng, quản lý đảng viên trong toàn Đảng bộ quận đảm bảo chính xác, hiệu quả, an toàn, bảo mật; (3) Hệ thống thư viện tài liệu về công tác tổ chức, xây dựng Đảng; các bộ câu hỏi, trả lời câu hỏi về nghiệp vụ chuyên sâu phục vụ mục đích tra cứu, đào tạo cán bộ một cách kịp thời, liên tục; (4) Cung cấp các thông tin kịp thời cho phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”; (5) Hỗ trợ các cấp ủy, đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo ngành dọc. Hỗ trợ triển khai, tổng hợp báo cáo, số liệu kịp thời đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của các cấp ủy (6) Thực hiện đồng bộ dữ liệu cần thiết với phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử”; cập nhật các thông tin mới của đảng viên cho phần mềm “Quản lý đảng viên 3.0” của Ban Tổ chức Trung ương.

Công tác cài đặt, đưa phần mềm vào sử dụng được thực hiện tại Ban Tổ chức Quận ủy và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Quận ủy. Tiến độ triển khai và cài đặt phần mềm đối với các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc quận ủy theo kế hoạch và tiến độ của Thành ủy.

Ban Thường vụ Quận ủy yêu cầu các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Quận ủy khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; triển khai tuyên truyền đến từng chi bộ trực thuộc, đảng viên; tổ chức triển khai hiệu quả phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” đảm bảo phần mềm được triển khai, ứng dụng đến từng Đảng viên; thực hiện tốt việc kết nối mạng diện rộng của Đảng (mạng Lotus Note) để triển khai có hiệu quả phần mềm “Điều hành tác nghiệp quản lý đảng viên”; Chỉ đạo các chi bộ trực thuộc tích cực ứng dụng phần mềm trong cộng tác quản lý, điều hành, tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới tùng đảng viên; Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện phần mềm của đơn vị, chi bộ trực thuộc; định kỳ báo cáo Quận ủy (qua Ban Tổ chức Quận ủy); Gửi các tin, bài liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và hoạt động của - Đảng bộ, chi bộ về Tổ biên tập tin, bài (qua Ban Tuyên giáo Quận ủy) để đăng trên ứng dụng “Sổ tay đảng viên điện tử”; Kết quả cài đặt, ứng dụng phần mềm sẽ được đưa vào đánh giá cán bộ hằng tháng, bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở đảng cuối năm.

Việc thực hiện đồng bộ 02 phần mềm góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hướng tới xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Đảng bộ quận.

Đường link tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm:

https://sotaydangvien.hanoi.dcs.vn/sites/portal/SitePages/dashboard/default.aspx#/sites/portal/SitePages/dashboard/huong-dan-su-dung

                                                                              

Ban Tuyên giáo Quận ủy

 

Niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC814695
Ngày đăng 21/02/2023 | 14:37  | Lượt xem: 268

Ngày 20/02/2023, UBND phường ban hành Thông báo số 98/TB-UBND về việc Niêm yết công khai mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC814695 do UBND quận Thanh Xuân cấp ngày 24/8/2005 cho ông Phan Mạnh Cường và bà Đào Thị Ngọc Diệp tại địa chỉ số 4 ngách 40/18 phố Tô Vĩnh Diện phường Khương Trung, Thanh Xuân 












Thông kê truy cập Thông kê truy cập

Đang online: 1349
Lượt truy cập trong tuần: 6555
Lượt truy cập trong tháng: 255121
Lượt truy cập trong năm: 384799
Tổng số truy cập: 2462034